Lượt xem: 270
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong đồng bào Khmer ở Long Phú
     Long Phú là huyện nông thôn, nằm ven Sông Hậu, cách Trung tâm Thành phố Sóc Trăng 19 km, có diện tích tự nhiên trên 26.382 ha, dân số toàn huyện có 28.110 hộ, với hơn 113.700 khẩu. Trong đó, dân tộc Kinh là 80.285 người, chiếm 70,61%; dân tộc Khmer 32.473 người, chiếm 28,56%; dân tộc Hoa 917 người, chiếm 0,81%. Có 03 xã và 01 thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống.
       Nơi đây trong quá khứ, với không gian xã hội luôn thoáng mở, đã thu hút nhiều cộng đồng dân cư đến lập nghiệp. Qua quá trình cộng cư lâu đời cùng với các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm … đồng bào người Khmer có sự giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em, nhưng cơ bản, đồng bào Khmer vẫn giữ được nét văn hóa đặc sắc, những cốt cách, tinh hoa của dân tộc mình, thể hiện rõ nét nhất qua các ngôi chùa Khmer và sinh hoạt ở mỗi phum – sóc, gắn liền với Phật giáo Nam tông Khmer. Qua tiếng nói, chữ viết, các lễ hội truyền thống, các hình thức nghệ thuật như : Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, sân khấu …  Những bản sắc độc đáo đó của đồng bào người Khmer đã đóng góp không nhỏ vào sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Sóc Trăng nói riêng và của văn hóa Việt Nam nói chung. Biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tất cả đồng bào dân tộc Khmer tích cực tham gia phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

      Để thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có hiệu quả, các xã, thị trấn trong huyện đã chọn bước đột phá bằng cách gắn kết, lồng ghép các mục tiêu của phong trào với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở những xã đặc biệt khó khăn, những nơi có đông đồng dân tộc Khmer sinh sống (gọi tắt là chương trình 135). Phong trào đã làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer, nếp sống văn minh trong xã hội Khmer có nhiều tiến bộ, nhiều hộ đồng bào Khmer và nhiều ấp, khu dân cư có đông đồng bào Khmer sinh sống được công nhận gia đình văn hóa, ấp văn hóa, khu dân cư văn hóa. Cũng qua phong trào đã tập trung củng cố, nâng cao chất lượng về tổ chức và hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao nông thôn, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa nông thôn mới, đồng thời tạo điều kiện để đồng bào được thường xuyên hưởng thụ về văn hóa.

 Chú thích ảnh: Tặng giấy khen cho tập thể và cá nhân đạt thành tích tốt trong thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH”.

       Ông Kim Hen – Chủ tịch UBND huyện Long Phú cho biết : “ Qua phong trào các địa phương không chỉ chăm lo phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc Khmer, mà còn từng bước cải thiện các thiết chế văn hóa. Để thực hiện công việc đó, các xã, thị trấn có đông đồng bào dân tộc thiểu số luôn quan tâm hỗ trợ kinh phí để đồng bào tu bổ, xây dựng các thiết chế văn hóa, trong đó có nhà văn hóa trong vùng đồng bào Khmer, có bảo tàng, nhà truyền thống, nhà tưởng niệm, các khu di tích văn hóa, di tích lịch sử, nhiều chùa chuyền được sửa chữa, tôn tạo, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, thúc đẩy nâng cao dân trí, mức hưởng thu về văn hóa cho đồng bào dân tộc Khmer”.

       Cùng với đó là việc nâng cao nhận thức về văn hóa gia đình, tạo ý thức tự nguyện, tự giác xây dựng và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Để thực hiện tốt cuộc vận động này, các xã, thị trấn trong huyện đã đưa ra qui ước xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đến từng hộ gia đình. Chỉ sau thời gian ngắn, kết quả tổng hợp của việc lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thu hút ngày càng đông các tầng lớp Nhân dân, nhất là thanh thiếu niên Khmer hưởng ứng tích cực.

      Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào, các đội văn nghệ quần chúng Khmer, Đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp tỉnh Sóc Trăng được đầu tư phục vụ đến tận vùng sâu, vùng xa, các đội văn nghệ quần chúng Khmer được tạo điều kiện hoạt động nhân các ngày lễ lớn của đất nước và lễ hội truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, các xã, thị trấn còn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ mở nhiều lớp truyền dạy, nâng cao trình độ nghệ thuật, âm nhạc dân gian dân tộc Khmer. Ông Danh Hoàng Nguyên – Phó Chủ tịch UBND – Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Long Phú chia sẻ : “ Kinh nghiệm đảm bảo cho cuộc vận động thành công là : Các Đảng ủy đã kịp thời có những chương trình hành động, gắn kết, cụ thể hóa phong trào với những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng, nhất là Nghị quyết số 24 – NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc. Với nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn văn hóa, giữ vững an ninh chính trị ở vùng đồng bào người Khmer. Các giải pháp tổ chức thực hiện cuộc vận động đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đúng với tâm tư, nguyện vọng của bà con. Do vậy, phong trào đã đi vào cuộc sống, được đông đảo đồng bào dân tộc Khmer nhiệt tình ủng hộ, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Nhiều ngôi chùa và chư tăng đã tích cực đi đầu, góp phần vận động và làm trung tâm điểm để tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Khmer”.

       Ông Lâm Việt Bắc – Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Long Phú cho biết : “ UBMTTQ Việt Nam các xã, thị trấn nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống thường xuyên bám sát vào nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, hàng năm có sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất để tìm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nhằm giảm bớt khó khăn cho đồng bào dân tộc Khmer. Phong trào đã góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, củng cố công tác xây dựng Đảng, chính quyền, tăng thêm sự đồng thuận trong xã hội, đem lại sự ổn định trong đời sống vùng đồng bào dân tộc”.

      Thành công bước đầu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Long Phú là sự kết hợp công sức, trí tuệ và việc tổ chức vận động thực hiện bền bỉ của các cấp, các ngành, các địa phương, với sự lao động cần cù, ý chí vượt khó của đồng bào Khmer, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy và sự vận động của các đoàn thể chính trị - xã hội. Kết quả cụ thể và thiết thực từ phong trào đã củng cố và tăng thêm niềm tin của đồng bào dân tộc Khmer đối với các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

                                                                                    Bài và ảnh: Sóc Ca.

TIN KHÁC

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 61
  • Hôm nay: 410
  • Trong tuần: 4 810
  • Tất cả: 1930520
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: UBND HUYỆN LONG PHÚ - TỈNH SÓC TRĂNG                               
                    Địa Chỉ: Ấp 4 Thị trấn Long Phú, Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăn
                       Điện Thoại: 02993.857.430  Fax: 02993.857.430 . Email: vanphong.huyenlp@soctrang.gov.vn




    Người chịu trách nhiệm nội dung:.........................................................   
      Ghi Rõ Nguồn "UBND HUYỆN LONG PHÚ" Khi Phát Hành Lại Thông Tin Từ Website Này.